Blog Details

  • Home / Công việc / (2011) Hỗ trợ…
(2011) Hỗ trợ Phát triển Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng và Phát triển cộng đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

(2011) Hỗ trợ Phát triển Dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào cộng đồng và Phát triển cộng đồng ở tỉnh Thừa Thiên Huế, Việt Nam

1.5 triệu đô la Mỹ được tổ chức Atlantic Philanthropies tài trợ trong 4 năm (từ tháng 3 năm 2011), thực hiện tại tỉnh Thừa Thiên Huế với hai đối tác chính là Sở Y tế, bệnh viên tâm thần Huế và Tỉnh Hội Phụ nữ. Mục tiêu của BNVN là thực hiện Mô hình Sức khoẻ Tâm thần và Phát triển ở Thừa Thiên Huế như một dự án điểm để điều chỉnh cho phù hợp nhất với bối cảnh Việt Nam rồi nhân rộng ra các tỉnh thành khác. Các kết quả mong đợi của dự án là:

Thành lập hệ thống chăm sóc SKTT và phát triển dựa vào cộng đồng

Bộ máy làm việc rõ ràng giữa các đối tác thực hiện: Sở Y tế, Bệnh viện Tâm thần và Hội Phụ nữ sẽ được thiết lập để sử dụng cách tiếp cận đa ngành.

Nâng cao năng lực cho các đối tác để hỗ trợ và cung cấp các dịch vụ SKTT và phát triển cộng đồng

Thông qua đào tạo, huấn luyện và giám sát ở các lĩnh vực chính như: cách làm việc với cộng đồng – lập bản đồ cộng đồng, hoạt hoá, chăm sóc kết hợp theo bước cho Rối loạn lo âu lan toả, động kinh và tâm thần phân liệt, tạo thu nhập, tài chính vi mô…

Nâng cao nhận thức về SKTT, vận động chính sách cho các bên liên quan, người dân trong cộng đồng

Truyền thông thay đổi hành vi và huy động xã hội sẽ được thực hiện. BNVN cũng vận động chính sách để lồng ghép các dịch vụ của mô hình vào hệ thống y tế: sàng lọc, test, liệu pháp tâm lý, một số loại thuốc và dịch vụ chăm sóc sẽ được chi trả bởi bảo hiểm y tế, phần lớn dịch vụ sinh kế sẽ được kết nối với các chương trình quốc gia (về tài chính vi mô, nhà ở, nước sạch và vệ sinh môi trường, đào tạo nghề) và đã đạt được những thành quả bước đầu.

Cung cấp các dịch vụ có chất lượng cho bệnh nhân thông qua cách tiếp cận dựa vào cộng đồng 

BNVN cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tâm thần dựa vào cộng đồng (sàng lọc, giáo dục tâm lý, chẩn đoán, liệu pháp hoá dược, liệu pháp tâm lý, thư giãn, phục hồi chức năng), sinh kế (vay vốn, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm, chăn nuôi, công cụ sản xuất, khởi sự kinh doanh, nâng cấp nhà cửa, công trình vệ sinh… và các hỗ trợ xã hội khác cho người bệnh tâm thần phân liệt, động kinh, lo âu và người chăm sóc. BNVN cũng hỗ trợ thành lập các nhóm tự lực cho người bệnh và hỗ trợ họ các kiến thức và kỹ năng cần thiết để nói lên nhu cầu, mối quan tâm của họ với những người có liên quan như bạn bè, nhà cung cấp dịch vụ, lãnh đạo cộng đồng giúp họ có thể tiếp cận được với hệ thống cung cấp dịch vụ để vận động chính sách một cách thành công để những nhu cầu và quyền cơ bản của họ được đáp ứng.

Mô hình SKTT và PT được đánh giá, chứng minh có hiệu quả và được giới thiệu rộng rãi

Mô hình sẽ được đánh giá thông qua nghiên cứu hệ thống về cách các mảng hoạt động cụ thể được xác định và chiến lược được sử dụng để lồng ghép thành công can thiệp y tế công cộng dựa trên bằng chứng  trong bối cảnh cụ thể: các chỉ số tiến trình được thu thập định kỳ, các cá nhân khi tham gia chương trình được thu thập thông tin ban đầu và theo dõi hàng năm. Nghiên cứu chuyên đề về các dịch vụ dựa vào cộng đồng cho bệnh nhân lo âu lan tỏa được thực hiện. Bằng chứng được sử dụng để điều chỉnh mô hình SKTT&PT để phù hợp nhất với bối cảnh Việt Nam. Thông tin thu thập được từ chương trình được chia sẻ rộng rãi tới các bên có liên quan  như: Bộ Y tế, Bộ LĐTBXH, WHO, HLHPN và các nhà tài trợ.

Các thành tựu chính

  • Thực hiện dự án ở 15 xã của 3 huyện/thị
  • Thành phố Huế: phường Kim Long, Phú Bình,Thuận Lộc, Tây Lộc, Thủy Xuân
  • Thị xã Hương Thủy: xã Thủy Thanh, Thủy Dương, Thủy Phương, Thủy Châu, Thủy Phù
  • Huyện Phú Vang: xã Phú Thượng, Phú Hồ, Phú Thanh,  Vinh Thanh, Vinh Thái
  • Đưa dịch vụ tới 2273 bệnh nhân: Tâm thần phân liệt: 757; Lo âu: 506; Động kinh: 315; Các bệnh khác: 695
  • Từ ngân sách dự án là VND 566,905,000, BNVN thông qua đối tác HLHPN hỗ trợ sinh kế cho 161 người (108 bệnh nhân và 53 người chăm sóc chính), bao gồm: 14 người được dậy nghề, 79 kỹ thật chăn nuôi trồng trọt, tập huấn về tín dụng tiết kiệm, 98 người cấp vốn vay nhỏ và cung cấp giám sát hỗ trợ cho người hưởng lợi.
  • Thông qua mạng lưới cán bộ hội đã được dự án đào tạo, các nguồn lực sẵn có khác tại địa phương được hội LHPN huy động đã hỗ trợ thêm được 235 bệnh nhân và 64 người chăm sóc tiếp cận được các nguồn vốn xóa nhà tạm, hỗ trợ 20 trẻ em nghèo vượt khó đến trường, đào tạo nghề, kinh doanh nhỏ, phát quà, trao tiền hỗ trợ nhân các dịp đặc biệt. Tổng ngân sách từ các nguồn khác được huy động qua mạng lưới Hội LHPN tỉnh là VND 2,776,330,000.
  • Thành lập 5 nhóm tự lực với 98 thành viên gồm bệnh nhân và người chăm sóc, gặp mặt thường xuyên hàng tháng, chia sẻ các kiến thức, kỹ năng chăm sóc người bệnh, sinh kế, vui chơi. Bước đầu các nhóm đã có các hoạt động tự gây quĩ có hiệu quả. Một số thành viên nòng cốt của nhóm tự lực còn được chọn đi đào tạo về cán sự xã hội (3 tháng) theo chương trình đề án 32 của Bộ LĐTBXH.

Leave a Reply

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *